CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ BLOCKCHAINNó bắt đầu như thế nào: Kỷ nguyên tiền kỹ thuật số.Để hiểu hơn về Blockchain, chúng ta cần lùi lại một chút, và làm quen với khái niệm “tiền kỹ thuật số”.
Tiền điện tử là gì?
Theo Wikipedia: “Tiền kỹ thuật số là một phương tiện trao đổi dựa trên nền tảng Internet, có giá trị như các loại tiền tệ vật chất (như tiền giấy, tiền kim loại), nhưng cho phép giao dịch tức thời, và khả năng chuyển giao quyền sở hữu không giới hạn”
Và đây là cách tôi giải thích: Tiền kỹ thuật số là tiền được tạo và lưu trữ điện tử mà bạn có thể sử dụng trên Internet!
Không cần phải in trên giấy (như tiền giấy), với một đống mực và những thiết kế lạ mắt, không cần phải đúc như tiền kim loại, không cần gắn với vàng hay bạc, không có sự can thiệp của các Ngân hàng trung ương.
Nó là kỹ thuật số: bạn có nó, sở hữu nó, lưu trữ nó, quản trị nó trên mọi máy tính hay điện thoại, sử dụng trực tuyến bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn thích.
Nếu dừng lại một chút để quan sát cách thức chúng ta vận hành trên nền tảng trực tuyến, bạn sẽ thấy hầu hết các giao dịch thực thi giữa 2 bên “hầu như” không cần sự có mặt của các đơn vị trung gian.
Lấy ví dụ của Alice & Bob.
Alice có thể liên tục gửi email, tin nhắn, đặt taxi, hoặc gọi Pizza trực tiếp đến trước của nhà Bob.
Tất cả những hành động trên đều có thể thực thi trực tiếp, không cần các đơn vị trung gian; Alice không cần phải đi đến một văn phòng cố định nào để hỏi (hoặc thuê) về việc lấy email của cô ấy và gửi đến Bob, yes?
Cô ấy chỉ việc mở máy tính, viết email, chèn chính xác địa chỉ của Bob, và nhấn “gửi”: XONG!
Vậy tại sao lại có “hầu như”?
Trở lại với Alice: Hình dung việc Alice muốn gửi Bob 50$ trực tiếp, ngay lập tức, một cách an toàn để anh ấy có thể tự thưởng cho mình một chai rượu vang vào ngày sinh nhật của mình.
Không may, Alice có thể không thực hiện được việc đó hôm nay mà không sử dụng dịch vụ của bên thứ ba như Ngân hàng, hoặc các nhà cung cấp khác như Paypal, Western Union ….
Vấn đề với bên thứ ba trong câu chuyện này là gì?
Đầu tiên, các giao dịch sẽ không được xử lý nhanh chóng, đặc biệt nếu phải chuyển tiền xuyên lục địa (thường cần 3-5 ngày), và chi phí cũng không hề rẻ: Đây là một công việc kinh doanh tuyệt vời đối với các đơn vị trung gian.
Một điểm nhấn quan trọng khác: Để hoạt động, các giao dịch trực tuyến dựa trên “NIỀM TIN”.
Alice cần TIN vào việc ngân hàng cô ấy chọn sẽ không lấy tiền của mình làm phần thưởng cho CEO thay vì gửi nó cho Bob. Bob cũng cần TIN vào ngân hàng anh ấy chọn sẽ không quên ghi có 50$ vào tài khoản khi nó đến từ Alice.
Cả 2 bên đều cần NIỀM TIN vào hệ thống ngân hàng kết nối để thực hiện như một cơ quan thanh toán bù trừ thích hợp, đảm bảo tiền được chuyển đi không bị làm giả, nghĩa là Alice chỉ có thể gửi tiền mà cô ấy thật sự sở hữu, và tiền đó sẽ được chuyển tới chính xác tài khoản của Bob … cứ thế tiếp diễn!
Vấn đề thật sự là: Cả một bộ máy NIỀM TIN ấy thật sự rất chậm, cứng nhắc, và tốn kém.
… Và đây là giải pháp: Với Internet, chúng ta có thể phát triển nó ở nhiều khía cạnh khác nhau, và tìm ra những cách thức thực hiện giao dịch an toàn, hiệu quả hơn. Đó là lý do cho sự ra đời của tiền kỹ thuật số!
Tiền kỹ thuật số xuất hiện ở thời kỳ Internet còn khá sơ khai, khoảng giữa thập niên 90. Một số những thử nghiệp đã được triển khai, như E-gold, một dạng tiền kỹ thuật số dựa trên vàng đã có những kết quả nhất định trước khi bị dừng hẳn do các biện pháp kiểm soát và các cuộc tấn công nguy hiểm.
Cho đến gần đây, đã không có nhiều đột phá đáng kể dù khái niệm tiền kỹ thuật số không hoàn toàn xa lạ với chúng ta, như: cá cược trực tuyến sử dụng chúng cho một khoảng thời gian khá dài, hoặc các phiếu quà tặng, airline miles … cũng có thể được hiểu như một dạng của tiền kỹ thuật số.
Bây giờ, chúng ta có thể đào sâu hơn vào một phân loại của tiền kỹ thuật số được gọi là tiền mã hóa.
So với tiền kỹ thuật số đơn thuần, tiền mã hóa có những đặc tính chuyên biệt khiến nó trở nên đặc biệt: nó vô cùng an toàn để sử dụng trực tuyến vì dựa trên nền tảng ãm hóa.
Vậy tại sao tiền mã hóa lại quan trọng?
Tầm quan trọng của BitcoinBitcoin, một ví dụ điển hình của tiền mã hóa đầu tiên, ra đời vào Tháng 10.2008 với công bố “Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng” – được khai báo bởi Satoshi Nakamoto.
Lưu ý rằng Satoshi Nakamoto chỉ là một bí danh; Danh tính thật của anh/chị/họ tới nay vẫn chưa được xác định, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm xác thực danh tính thật sự của cha đẻ Bitcoin.
Một loại tiền tệ mới tên Bitcoin được xây dựng trên hạ tầng các đoạn mã máy tính, được đưa ra vào Tháng 01.2009 dưới định dạng mã nguồn mở (nghĩa là phần mềm mở mà mọi người có thể sử dụng, điều chỉnh, thông qua mà không cần bản quyền hoặc không bị hạn chế bởi các yếu tố pháp lý)
Không lâu sau đó, Satoshi Nakamoto biến mất hoàn toàn một cách bí ẩn khỏi cộng đồng – từ Forum, Báo chí … từ Tháng 04.2011. Điều thú vị là Bitcoin tiếp tục phát triển và tăng trưởng không ngừng ngay cả khi Satoshi Nakamoto không còn xuất hiện.
Bitcoin chững lại một chút vào giai đoạn 2013, tuy nhiên, nó dần trở nên quen thuộc và càng có nhiều website bắt đầu chấp nhật sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán mới, các nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền vào các doanh nghiệp Startup; song song với sự tăng trưởng liên tục về quy mô của nhóm cộng đồng.
Tại sao ý tưởng tương đối đặc biệt này lại thành công, với hàng tỷ đô la Mỹ trong vốn hóa thị trường?
Và đây là một số lí do tại sao:
- Nó không cần các dịch vụ trung gian để triển khai, vì vậy không cần có ngân hàng, cơ quan, hoặc đơn vị môi giới tham gia.
Nó hoạt động trực tiếp giữa người dùng mà không cần họ phải ‘tin tưởng’ hoặc thậm chí biết nhau.
Nó là riêng tư và cho phép một mức độ ẩn danh cao.
Nó chạy trên một cơ sở hạ tầng phân cấp, không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào
Nó công khai và mọi người có thể nhìn thấy mọi thứ
Nó cực kỳ an toàn (được mã hóa)
Nó giải quyết được hiện tượng lạm phát vì nguồn cung hạn chế
Nó có thể thực hiện các giao dịch với chi phí rất rẻ
Sở hữu nhiều điểm mạnh, nhưng Bitcoin có thêm sức mạnh thú vị là nó giải quyết được vấn đề thường gặp của các loại tiền tệ kỹ thuật số là hiện tượng “chi tiêu kép” – chi tiêu cùng một khoản tiền nhiều hơn một lần.
Hãy nghĩ đến khi bạn gửi một tài liệu PDF qua email. Bản gốc của tệp PDF đó có thể ở bên bạn, nhưng bạn có thể gửi một số lượng cụ thể bản sao cho tất cả bạn bè của bạn. Điều này là dễ dàng khi nói đến các tài liệu như PDF, nhưng lại là một vấn đề khác khi nói đến tiền bạc.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể tạo ra một bản sao hoàn hảo của tiền giấy, bỏ trong ví của bạn và sử dụng chúng trong một cửa hàng tạp hóa?
Đó là chính xác khi bạn “chi tiêu kép” với số tiền tương ứng với lượng tiền giấy của bạn. Hành vi xấu này sẽ không được chấp nhận bởi vì nó tạo ra một vấn đề mang tính hệ thống: về lâu dài, sẽ không ai biết được loại tiền giấy nào là bản chính, cái nào bản sao, và cái gì thật sự đại diện cho giá trị của tiền giấy…
Nói cách khác, chúng tôi sẽ phá hủy thay vì giữ gìn những giá trị.
Bitcoin được quản lý để mọi phần (dù nhỏ) của tiền kỹ thuật số có thể theo dõi được, an toàn và độc nhất: không có hiện tượng nhân đôi một đơn vị Bitcoin. Nói cách khác, không ai có thể chỉ đơn giản sao chép và in thêm Bitcoins, như cách một số chính quyền trung ương làm với tiền tệ quốc gia của họ theo thời gian.
Túm lại: Sẽ không còn những ngờ vực về việc Bitcoin đang bị cường điệu hóa và dần trở nên quen thuộc, khi những người tiên phong dần thấy được Bitcoin không chỉ đơn thuần là một cách thức hợp lý để luân chiển tiền tệ, mà còn có thể dùng để lưu trữ những giá trị.
Nhưng, có một phần quan trọng và không được chú ý suốt một thời gian dài. Một thứ vô cùng nền tảng!
Bitcoin được xây dựng dựa trên một nền tảng công nghệ mới, mang tên “Blockchain”.
Theo thời gian, mọi người bắt đầu nhận thức được rằng công nghệ nền tảng mới mẻ này có thể được tách riêng ra khỏi những khái niệm về Tiền mã hóa (tiền kỹ thuật số). Tự thân Blockchain có thể được chấp nhận và tạo nên nhiều đột phát hơn là chỉ sử dụng để tạo ra, hoặc luân chuyển các dạng tiền tệ kỹ thuật số, như Bitcoin chẳng hạn.
Đó là nơi tất cả bắt đầu, và làm thế nào để toàn bộ ý tưởng của Blockchain có thể thu hút sự chú ý của cộng đồng.