logo
Các bạn có biết Võ nhà Gà
xiaofeng Offline
#1 Đã gửi : 21/02/2011 lúc 01:56:16(UTC)

Danh hiệu: Gà Thành Tinh

Gia nhập: 23-01-2011(UTC)
Bài viết: 313
Man
Đến từ: Lý Gia Trại

Thanks: 109 times
Được cảm ơn: 33 lần trong 28 bài viết
Hùng Kê quyền


Năm 2004, Hùng Kê quyền lại xuất hiện tại Hàn Quốc do võ sư Ngô Bông biểu diễn. Đại diện cho hơn 70 môn phái võ thuật từ khắp năm châu đã phải “nghiêng mình” trước bài biểu diễn quá thuyết phục và lạ lẫm của lão võ sư sắp tuổi bát tuần này. Và Ngô Bông đã được Liên đoàn võ thuật Việt Nam xác nhận ông là truyền nhân của Hùng Kê quyền.


Đầu tháng 11.2010 vừa qua, tại thành phố Milan (Italia) đã diễn ra Liên hoan Điện ảnh Truyền hình thể thao quốc tế. Bộ phim “Đời võ” của nhóm tác giả Nhật Thảo - Thanh Phong - Mẫn Đạt thuộc Đài PTTH Quảng Ngãi đã được trao Vòng nguyệt quế - giải thưởng cao nhất tại liên hoan khi vượt qua 400 phim cùng thể loại của 103 quốc gia tham dự. Nhân vật chính của bộ phim tài liệu dài 45 phút này là lão võ sư Ngô Bông.

Đại diện cho hơn 70 môn phái võ thuật từ khắp năm châu đã phải “nghiêng mình” trước bài biểu diễn quá thuyết phục và lạ lẫm của lão võ sư sắp tuổi bát tuần này.

Thất truyền ngót 200 năm

Mọi người đều biết, mỗi tướng lĩnh của nhà Tây Sơn đều “độc quyền” một thế võ riêng, như nữ tướng Bùi Thị Xuân thì gắn với thế võ Tam Bộ Tuyết Hoa Song Kiếm và Song Phượng Kiếm, còn Nguyễn Huệ thì lừng danh với các môn Nghiêm Thương, Tứ Môn Côn và Tứ Môn Kiếm, riêng Nguyễn Lữ sở hữu bài Hùng Kê quyền. Là em út trong Tây Sơn Tam Kiệt, Nguyễn Lữ thích học văn hơn học võ. Nhưng thầy giáo Hiến - một ông giáo làng, văn võ song toàn ở làng An Thái, sát cạnh đất Tây Sơn đã nhìn ra “cậu út” với những tiềm ẩn của một võ tướng tương lai nên truyền dạy cho nhiều thế võ độc chiêu. Thú mê đá gà thời niên thiếu đã giúp Nguyễn Lữ “nâng cấp” các thế võ thành “hàng độc” với bài Hùng Kê quyền.

Hùng Kê quyền ra đời ở Bình Định, nhưng đã thất truyền ngay trên mảnh đất đã sinh ra nó, để ngót 200 năm sau được một người Quảng Ngãi phục dựng lại gần như “nguyên bản”. Đó là lão võ sư Ngô Bông, quê thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa. Chuẩn bị bước sang tuổi 82, nhưng vẻ nhanh nhẹn và tinh anh như chưa hề hao khuyết trong lão võ sư này. Ông cho biết, cụ cố nhà họ Ngô từ Huế lưu lạc vào Quảng Ngãi rồi định cư tại thôn Điền Chánh. Vốn con nhà võ, lại tinh thông binh pháp, cụ cố của lão võ sư Ngô Bông nhanh chóng được Đông Định Vương Nguyễn Lữ thu nạp vào nghĩa quân Tây Sơn. Bài Hùng Kê quyền đã được “ủ tro” từ thuở ấy.

Mồ côi cả cha lẫn mẹ năm lên 1 tuổi, võ sư Ngô Bông được bà ngoại và các cậu nuôi dạy cho đến năm 18 tuổi. Dân võ nghệ ở Quảng Ngãi tất thảy đều biết tên tuổi của những võ sư Năm Chót, Sáu Huy, Bảy Thùy với những “chiến công” lẫy lừng trên các sàn đấu. Họ chính là những người cậu ruột đã truyền nghề cho cậu bé Ngô Bông thuở niên thiếu. Không chỉ dạy võ, các võ sư này còn “truyền” luôn một bài thiệu của thế võ Hùng Kê quyền. Bài thiệu ấy như sau: “Lưỡng kê giao nạp thủy tranh hùng/Song túc tề phi trảo thượng xung/Trấn ải kim thương như bạch hổ/Thủ quan ngân kiếm tợ thanh long/ Xuyên hầu độc tiễn tàng ư trác/Hồi thủ đơn câu thủ tự hung/Khiêu, tẩu, dượt, trầm, thiên sở tứ/Nhu cương, cường, nhược, tận kỳ trung”. (Dịch nghĩa: “Hai con gà chọi nhau để tranh hùng/Hai chân cùng bay, móng chân đâm hất lên/ Trấn biên ải, cây thương vàng như cọp trắng/Giữ cửa quan, cây kiếm bạc tựa rồng xanh/ Mũi tên độc đâm vào hầu được cất giấu từ mỏ gà mổ thóc/Quay đầu móc đâm vào ngực kẻ địch/ Chạy, nhảy lên, luồn, hụp xuống là thế trời cho/ Mềm, cứng, mạnh, yếu tất cả đều nằm trong bài quyền này”).

Trở thành “truyền nhân”

Lão võ sư nhớ lại: “Năm 18 tuổi, nghe có ông thầy vừa bốc thuốc chữa bệnh rất giỏi, võ nghệ lại cao cường, tận miền tây tỉnh Phú Yên, tôi lên đường tìm gặp để thọ giáo”. Ông Cưu Vàng - tên của vị võ sư - nhanh chóng thu nạp Ngô Bông làm học trò cưng. Một buổi chiều, cậu học trò chợt thốt lên: “Lưỡng kê giao nạp thủy tranh hùng/Song túc tề phi trảo thượng xung...”. Võ sư Cưu Vàng giật thột. Sau khi hỏi cặn kẽ lai lịch của bài thiệu từ người học trò, võ sư Cưu Vàng vỗ vai Ngô Bông: “Bao năm nay, ta đi tìm mà chưa gặp nó (bài thiệu), giờ gặp được rồi, rồng đã gặp mây. Con cố giữ, đừng để thất truyền”.

Sau 3 năm theo học thầy Cưu Vàng, Ngô Bông trở lại quê nhà. Rồi hai cuộc chiến tranh liên miên cộng với nợ áo cơm đã cuốn Ngô Bông vào vòng xoáy của nó, nhưng lời di nguyện của thầy thì ông chẳng thể quên. Năm 1989, nhân giải võ cổ truyền toàn quốc tại Bình Định, Ngô Bông tham gia và biểu diễn bài võ này. Các võ sư Bình Định thấy lạ, nhưng không rõ ngọn nguồn của nó. Đến năm 1993, cũng tại giải võ cổ truyền toàn quốc tại TPHCM, võ sư Ngô Bông lại biểu diễn bài võ ấy kèm theo xuất xứ theo yêu cầu của ban tổ chức. Xem xuất xứ, có cả bài thiệu mà võ sư Ngô Bông chép lại, ban tổ chức mới vỡ ra rằng, bài Hùng Kê quyền chính là một bài võ độc đáo của nhà Tây Sơn. Năm 2004, Hùng Kê quyền lại xuất hiện tại Hàn Quốc do võ sư Ngô Bông biểu diễn. Đại diện cho hơn 70 môn phái võ thuật từ khắp năm châu đã phải “nghiêng mình” trước bài biểu diễn quá thuyết phục và lạ lẫm của lão võ sư sắp tuổi bát tuần này. Và Ngô Bông đã được Liên đoàn võ thuật Việt Nam xác nhận ông là truyền nhân của Hùng Kê quyền.

Trò chuyện với khách, lão võ sư luôn nói: “Học võ là để rèn luyện thân thể, sau nữa là giúp đời. Tất cả học trò đều phải thuộc nằm lòng điều ấy”. Đã qua tuổi 80 nhưng hàng ngày, lão võ sư vẫn đi xe máy để chữa bệnh bong gân hoặc trật khớp cho bệnh nhân ở khắp nơi trong tỉnh Quảng Ngãi, đến 4 giờ chiều, ông lại tập võ cho các môn sinh trong làng. Đều đặn 4 giờ sáng, võ sư Ngô Bông thức dậy và đi quyền. Xong bài quyền, ông vác ngọn thương ra đồng ngồi đợi mặt trời lên, nhìn không chớp mắt cho đến khi mặt trời lên ngang ngọn thương thì dừng. “Bài” này được ông gọi là “luyện nhãn pháp”. Đây là một cách nạp năng lượng vào mắt để khi xung trận, chỉ cần nhìn vào mắt người đối diện là “đối phương” có thể bị thôi miên.

Nói đoạn, lão võ sư “biểu diễn” cho khách xem. Nhìn vào đôi mắt của ông, tôi cảm thấy như mình bị “thôi miên” thật. Tôi thú nhận với lão võ sư điều ấy, ông lại cười, đôi mắt ông trở lại hiền lành như một lão nông vừa xong mùa thu hoạch.

Lao động


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Green-Grey Theme Created by Ingo Herbote (WatchersNET.de)
Powered by YAF | YAF © 2003-2010, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.