Xưa nay, trong dân gian mọi người cứ ngầm định như sau: Tý là chuột, Sửu là trâu, ....
Nhưng mấy ai lưu tâm xem vì sao lại có khái niệm như vậy. Nếu xét theo tiếng Hán thì Thử mới là chuột, Ngưu là Trâu...
Vậy Tý, Sửu, ... từ đâu mà có? SuTieu xin mạn phép trình bày phần kiến thức mình tìm hiểu được từ nhiều sách báo khác nhau.
Nguyên thủy, các chi không phải là các con vật như mọi người vẫn nghĩ.
Đến khoảng đầu Công nguyên, người Trung Hoa gán các chi với các con vật. Nguồn gốc của việc gán con vật không hoàn toàn rõ ràng. Có thuyết cho rằng nó gắn với truyền thuyết Phật giáo, thứ tự của 12 con vật là những loài đã đến từ biệt khi Phật Thích ca nhập Niết Bàn, và mới gọi là các con giáp, lần lượt là:
Tí: Thử: Chuột
Sửu: Ngưu: Trâu
Dần: Hổ: Cọp
Mão: Thố: Thỏ*
Thìn: Long: Rồng
Tỵ: Xà: Rắn
Ngọ: Mã: Ngựa
Mùi: Dương Dê
Thân: Hầu Khỉ
Dậu: Kê Gà
Tuất: Khuyển Chó
Hợi: Trư Lợn (Heo)
*Riêng chi Mão thì ở Việt Nam là mèo chứ không phải thỏ
Chi Ngọ đứng ở vị trí giữa, trong lịch pháp ứng với thời điểm giữa trưa.
Ngọ môn mang hàm nghĩa là Sung mãn, trọn vẹn.
Tại sao lại là 12 con vật này với 12 cung giờ trong ngày, có thuyết gắn với thời điểm loài vật hoạt động mạnh nhất. Có nhận xét cũng thú vị dựa vào số móng của các con vật, cứ một chắn đi kèm với một lẻ.
Trong thiên văn, khu vực của 12 cung còn ứng với 12 nước thời Xuân thu chiến quốc:
Tí : Tề - Sửu: Ngô Việt - Dần: Yên – Mão: Tống – Thìn: Trịnh – Tỵ: Sở - Ngọ: Chu – Mùi: Tần – Thân: Vệ - Dậu: Triệu – Tuất: Tấn – Hợi
12 Chi có ý nghĩa rất quan trọng trong tính Lịch pháp (thực chất là Âm-dương lịch) và thời tiết. Trong 1 năm chia ra 12 tháng, có 24 ngày tiết khí, cứ 1 tháng có 2 ngày tiết khí.
Cùng với Ngũ hành, Can chi hay Hoa Giáp đã tạo thành một tư tưởng khép kín về chu kỳ vận động của Vũ trụ, với chu kỳ 60. Các thước đo thời gian đều được gắn với Can chi. Một ngày chia làm 12 giờ (Âm lịch nhé), một năm 12 tháng; 12 năm là một chu kỳ ngắn, 60 năm là một vòng “Lục thập Hoa giáp”, 3600 năm là một chu kỳ lớn của Vũ trụ.
Khi viết năm, họ chỉ dùng can chi, nên phải thêm triều đại cai trị tương ứng mới đủ.
Không chỉ thế, phương vị trên bầu trời cũng được chia ra 12 cung, khi xác định vị trí ngôi sao thì nói nó nằm trong cung nào.
Sau khi hoàn chỉnh hệ Can Chi với chu kỳ 60 năm, người Trung Hoa gán cách tính lịch pháp này cho Hoàng Đế - vị vua thái cổ huyền thoại, người đặt ra các quy tắc cho con người, và lấy năm 2636 TCN làm năm đầu của chu kỳ này, gọi là Đại Nguyên niên, cho đến nay đã được 78 chu kỳ, hơn một Chu kỳ lớn (60 chu kỳ nhỏ).
Lời Bình: Hiện nay có một số người cho rằng Thuyết Âm Dương xuất phát từ Dân Tộc Lạc Việt chúng ta, thuyết đã bị Người Hoa chiếm giữ và xóa mọi dấu vết về nguồn gốc của nó. May thay dân tộc Việt đã biết dấu nó vào 1 câu chuyện còn lưu truyền đến ngày nay, đó là chuyện trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Vấn đề này SuTieu sẽ có 1 chủ đề riêng để nói rõ thêm.